BÀI VIẾT 1: SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ NHỮNG THAY ĐỔI LỚN
Mình được biết đến sơ đồ tư duy cách đây 2 năm, qua quyển sách cực kì nổi tiếng “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”. Từ khi được biết đến quyển sách này cùng sđtd, có thể nói cuộc đời mình đã hoàn toàn thay đổi: mình học hiệu quả hơn, say mê hơn, có trách nhiệm với cuộc đời mình nhiều hơn, và thành công nhiều hơn…
Được biết quyển sách TTG,BCT qua chương trình “Rung chuông vàng”, đến tháng 4 năm 2009, mình được đọc quyển sách này và ngay lập tức “bị thu hút mạnh” bởi sơ đồ tư duy – một công cụ ghi chú vô cùng mới mẻ với mình lúc đó. Tuy rất hứng thú với sđtd nhưng phải đến hơn 1 tháng sau khi biết về nó, mình mới có được sđtd đầu tiên: Sơ đồ tư duy tổng hợp môn Địa 8 – HKII cho việc ôn kiểm tra học kì
Dù sđtd đầu tiên phải gọi là… cực kì rối – màu sắc lung tung, hình ảnh lộn xộn, các nhánh với những câu dài ngoằn… nhưng dù sao nó cũng đã giúp mình dám tiếp tục vẽ sđtd
Từ sđtd đầu tiên không đạt hiệu quả như mong muốn đến sđtd thứ 2 lại mất cả… 3 tháng trời. Nhưng có lẽ đó cũng chẳng là một sđtd khá hơn (Thậm chí không đủ diện tích phải vẽ mặt sau)
Vẫn tiếp tục là những lỗi mà mình đã mắc phải trong sđtd 1, nhưng mình biết rằng: “Nhiều người đã từng thành công với công cụ này! Và mình cũng sẽ vậy!”. Thế là, không bỏ cuộc, mình tiếp tục vẽ sđtd – suốt cả một năm học lớp 9! (dù sdtd nào vẫn tiếp tục phong cách nguệch ngoạc đó )
Sdtd đẹp nhất sau 8 tháng vẽ
Và kết quả thật bất ngờ! Cuối năm lớp 9, mình đạt điểm tổng kết cao nhất từ trước đến nay (với mình và cả với trường mình nữa). Có thể làm nên thành công đó, chắc chắn là nhờ công rất lớn của sđtd!
Sang lớp 10, mình tiếp tục sử dụng sđtd với những niềm hứng khởi mới. Trước kia mình vẽ sđtd theo phong cách của Adam Khoo (trong TTG,BCT), và bây giờ, sự thích thú và khả năng sáng tạo của mình lại càng được bay xa khi đọc “The mind map book” (Tony Buzan). Mình bắt đầu vẽ theo phong cách mới (mà mình đã chia sẻ qua bài viết “Phương pháp vẽ sđtd của Mitsuru”), rồi lại phong cách mới nữa!
Có những lúc… chán… với những sđtd nguệch ngoạc, hay thậm chí là không thèm tô màu..